Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Ấn Độ xây đường sắt, ngày càng chứng tỏ không ngán TQ
Sau hàng loạt đòn cảnh cáo dành cho Trung Quốc, mới đây, Ấn Độ cho biết sẽ xây dựng 4 tuyến đường sắt chiến lược dọc biên giới với Trung Quốc.

 


Đáp trả thích đáng ở biên giới tranh chấp

 

Chính phủ Ấn Độ mới đây đã bắt đầu tiến trình xây dựng 4 tuyến đường sắt chiến lược dọc biên giới với Trung Quốc sau khi dự án bị trì hoãn nhiều năm vì chưa đạt được sự thống nhất trong giới lãnh đạo cấp cao.

 

Theo thông tin trên tờ "Indian Express" của Ấn Độ ra ngày 22/10, trong cuộc họp với các quan chức Ủy ban Kế hoạch, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính, văn phòng thủ tướng Ấn Độ đã yêu cầu Bộ Đường sắt khảo sát chi tiết kỹ thuật của tuyến đường sắt dài 1.000 km nằm ở khu vực Arunachal Pradesh, bang Assam, Himachal Pradesh, Jammu và Kashmir.

 


Chính phủ Ấn Độ khởi động tiến trình xây dựng 4 tuyến đường sắt dọc biên giới với Trung Quốc.

 

Bộ Đường sắt Ấn Độ sẽ phải báo cáo kinh phí của đợt khảo sát chi tiết lần này vào tháng sau. Nguồn tin cho biết chi phí ước tính hơn 32 triệu USD được trích từ ngân sách chính phủ.

 

Tuyến đường sắt trên là bộ phận hợp thành của 14 tuyến đường sắt chiến lược của lực lượng vũ trang Ấn Độ, trong trường hợp cần thiết có thể dùng để vận chuyển vật tư cho quân đội và điều động binh lính.

 

Thời gian qua, để tăng cường khả năng đối kháng và kiểm soát trên tuyến biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ đã có những hành động thích đáng để đáp trả lại phía Trung Quốc như xây dựng đường xá, cơ sở hạ tầng.

 

Vào giữa tháng 9, hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Prakash Javadekar cho biết, ông đã nới lỏng quy định về môi trường trong vòng 100 km ở khu vực biên giới đang có tranh chấp tại bang Arunachal Pradesh (Trung Quốc coi Arunachal Pradesh là Nam Tây Tạng) để tăng tốc độ xây dựng khoảng 6.000 km đường giao thông.

 

Ngoài việc mở rộng mạng lưới giao thông đường bộ, chính phủ Ấn Độ cũng quyết định xây dự sân bay quân sự có quy mô lớn dọc ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) giáp Trung Quốc. Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ, sân bay quân sự này được xây dựng tại khu vực Dawang.

 

Hiện nay Dawang thuộc quyền quản lý của Ấn Độ, là một khu vực hành chính trực thuộc bang Arunachal Pradesh, hiện đang xảy ra tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Phía Trung Quốc tuyên bố khu vực này thuộc về huyện Thác Na (tiếng Tạng là Cona Zong), thuộc khu vực phía nam của Tây Tạng.

 

Nếu xây dựng xong sân bay này, sân bay này cùng với những vận tải cơ chiến lược sẽ khống chế một dải biên giới rất rộng. Hiện nay, lực lượng vận tải chiến lược của Ấn Độ có cả máy bay vận tải C-130J Super Hercules, C-17 Globemaster của Mỹ và IL-76 của Nga.

 

Với phi đội máy bay vận tải khủng, Ấn Độ có thể nhanh chóng bốc các sư đoàn hạng nặng với đầy đủ vũ khí, trang bị lên biên giới trong vòng vài giờ. Đây chính là lợi thế lớn của quân đội Ấn Độ, so với quân đội Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ.

 

Hiện diện ở Biển Đông, cảnh cáo Trung Quốc

 

Không chỉ có ở khu vực tranh chấp biên giới, Ấn Độ còn tăng cường sự hiện diện của mình tại Biển Đông.

 

Mới đây, Ấn Độ đã tăng cường hợp tác dầu khí với Việt Nam. Không những thế, Ấn Độ cũng không hề tỏ ra e dè khi các thỏa thuận hợp tác được công bố ngay trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Ấn Độ.

 

Việc tập đoàn dầu khí nhà nước ONGC Videsh Limited (OVL) và Petro Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác ngày 15/9/2014 đã chính thức hóa việc Ấn Độ mở rộng hoạt động thăm dò dầu và khí đốt ngoài khơi Việt Nam.

 

Theo báo chí Ấn Độ, vào tháng 11/2013, Việt Nam đã dành cho Ấn Độ quyền khai thác 5 lô mới tại Biển Đông và ONGC Videsh sẽ thăm dò từ 2 đến 3 lô.

 

Hôm 18/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Ấn Độ và Chủ tịch Trung Quốc tại New Delhi không loại trừ bất kỳ vấn đề tế nhị nào, “kể cả những vấn đề mới nhất”.

 

Giới phân tích cho rằng, trong số những vấn đề được nhắc đến, chắc chắn có việc Ấn Độ quyết định đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông. Quyết định này được coi như một nước cờ dùng để cảnh cáo Trung Quốc.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Nga - Mỹ cáo buộc nhau phá hỏng trật tự thế giới (25-10-2014)
    Đâu là “gót chân Achilles” của IS? (24-10-2014)
    Al-Qaeda cũng tuyên chiến với Trung Quốc (24-10-2014)
    Những 'lá bài' trong tay Putin (23-10-2014)
    Nguy cơ Bắc Cực thành "điểm nóng" tranh chấp mới (23-10-2014)
    Ukraine đối diện với cuộc chiến mới, EU phát hoảng (23-10-2014)
    Xả súng ở Canada: Khi một quốc gia hòa bình trở thành mục tiêu khủng bố... (23-10-2014)
    Trợ thủ Sam Rainsy muốn đi Trung Đông học kinh nghiệm chống Việt Nam?! (23-10-2014)
    Phương Tây run sợ trước 'trật tự' của Putin? (23-10-2014)
    Tàu lạ xâm nhập Thụy Điển: Biển Baltic căng thẳng (22-10-2014)
    Chiến sự gia tăng ác liệt, vũ khí Mỹ rơi vào tay IS (22-10-2014)
    Triều Tiên "đánh đu" giữa Nga và Trung Quốc (22-10-2014)
    Mỹ đang “chọc giận” đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ (20-10-2014)
    Kỳ vọng trên đất nước vạn đảo (20-10-2014)
    Nga đã tính toán sai lầm? (20-10-2014)
    “Quan hệ Nga-Mỹ chết trước cuộc chiến Ukraine” (20-10-2014)
    Ukraina muốn xóa “dấu vết Nga”? (20-10-2014)
    Trung Quốc tung tàu đến đảo tranh chấp với Nhật Bản (19-10-2014)
    Bóng ma Hội Tam Hoàng (19-10-2014)
    Nga - Ukraine và mối lương duyên ngàn năm (19-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153122582.